Trong sản xuất, chi phí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến bước xác định giá thành sản phẩm, từ đó tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trước mức độ cạnh tranh về giá cả trên thị trường ngày càng tăng trong thời buổi hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tối ưu chi phí sản xuất để quyết định mức giá tốt nhất nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vậy để tối ưu hóa lợi nhuận, doanh nghiệp nên áp dụng những biện pháp nào để cố gắng cắt giảm chi phí sản xuất đáng kể? Cùng HTDS tìm hiểu ngay qua bài phân tích bên dưới.
I. Chi phí sản xuất là gì?
Chi phí sản xuất là số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua các yếu tố đầu vào cần thiết nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hóa với mục đích thu về lợi nhuận.
Chi phí sản xuất được phân loại theo nhiều mục đích, tính chất khác nhau:
1. Theo tính chất kinh tế: Áp dụng khi doanh nghiệp muốn biết tỷ trọng và kết cấu của từng loại chi phí sản xuất được chi ra trong một kỳ nhất định.
– Chi phí khấu hao tài sản cố định
– Chi phí nhân công
– Chi phí nguyên vật liệu
– Chi phí mua ngoài
– Chi phí bằng tiền khác
2. Theo mục đích và công dụng của chi phí: Giúp doanh nghiệp quản lý chi phí sản xuất theo định mức, từ đó tính giá thành sản phẩm dễ dàng.
– Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm phụ cấp lương, tiền lương, các loại bảo hiểm,…
– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm vật liệu phụ, nguyên vật liệu chính, nhiên liệu,..tham gia trực tiếp vào quy trình chế tạo sản phẩm
– Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh trong phân xưởng sản xuất trừ chi phí nhân công và vật liệu trực tiếp
3. Theo mối quan hệ với khối lượng công việc, thành phẩm: Mục đích phân tích điểm hòa vốn để làm căn cứ đưa ra quyết định đúng đắn trong việc hạ giá thành sản phẩm.
– Biến phí (Chi phí biến đổi): là những chi phí thay đổi về tỷ lệ, tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành
– Định phí (Chi phí cố định): là những chi phí không thay đổi so với khối lượng công việc hoàn thành
4. Theo quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo hàng hóa: Nhằm xác định phương hướng và kịp thời đưa ra giải pháp tiết kiệm chi phí phù hợp.
– Chi phí cơ bản
– Chi phí chung
5. Theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí: Giúp doanh nghiệp xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phù hợp nhất.
– Chi phí trực tiếp: chi phí có liên quan trực tiếp đến các đối tượng và được ghi nhận trực tiếp chi phí cho từng đối tượng.
– Chi phí gián tiếp: chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng nhưng không thể ghi nhận trực tiếp chi phí này cho từng đối tượng đó
II. Định nghĩa về tiết kiệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất được tiết kiệm khi doanh nghiệp:
– Sản xuất ra mức sản lượng không đổi nhưng sử dụng ít yếu tố đầu vào hơn trước
– Sản xuất ra mức sản lượng lớn hơn trước và yếu tố đầu vào không thay đổi
– Sản xuất ra mức sản lượng không đổi nhưng với chi phí thấp (thay thế yếu tố đầu vào với yếu tố thay thế rẻ hơn)
– Sản xuất mức sản lượng nhất định với chi phí yếu tố thấp nhất (được cho phép)
– Sản xuất mức sản lượng tối đa và yếu tố đầu vào cố định bằng cách sử dụng công nghệ
Vì sao doanh nghiệp nên tiết kiệm chi phí sản xuất?
Doanh nghiệp sẽ tăng được lợi nhuận khi giá thành sản phẩm giảm từ việc cắt giảm hoặc tối ưu hóa chi phí sản xuất. Không những thế, với giá thành sản phẩm giảm, tính cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành trên thị trường của doanh nghiệp từ đó cũng được tăng lên đáng kể. Ngược lại, nếu chi phí đầu vào sản xuất tăng cao, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không thể đẩy giá thành cao hơn mức cho phép vì sẽ khó tiêu thụ, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận.
Đặc biệt, trong giai đoạn nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt trước tác động nặng nề của Covid-19 thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất dễ bị vấn đề thiếu vốn “đè bẹp”. Điều này càng khẳng định việc cắt giảm chi phí được xem là GIẢI PHÁP CẦN THIẾT lúc này.
III. Các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất
Tùy vào quy mô và nguồn lực sẵn có mà mỗi doanh nghiệp có những lựa chọn khác nhau về phương pháp tiết kiệm chi phí sản xuất. Dưới đây là các biện pháp mà HTDS tổng hợp dựa trên thực tế các doanh nghiệp đã áp dụng thành công, doanh nghiệp bạn có thể tham khảo để tìm ra phương án phù hợp nhất nhé.
1. Áp dụng công nghệ 4.0 vào quy trình sản xuất
Đổi mới công nghệ, kỹ thuật trong quá trình sản xuất, thường xuyên cập nhật xu hướng 4.0 với phần mềm thông minh, doanh nghiệp vừa nâng cao được hiệu suất sản xuất, vừa tiết kiệm được nhiều chi phí liên quan đến rủi ro. Tuy nhiên, việc đầu tư vào công nghệ, phần mềm thường mất một khoản chi phí lớn trong thời gian ban đầu nhưng tính theo kế hoạch lâu dài, đây sẽ là phương án tiết kiệm được nhiều chi phí về nhân công, nguyên liệu. Vì thế, nếu lựa chọn phương án này, doanh nghiệp phải kêu gọi vốn đầu tư hoặc chuẩn bị nguồn vốn lớn để sẵn sàng chuyển đổi số và áp dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động sản xuất.
2. Giảm chi phí lao động và cải tiến quy trình sản xuất
Chi phí lao động chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí doanh nghiệp, vì thế việc giảm chi phí này sẽ giúp tăng lợi nhuận cho công ty. Có nhiều cách để giảm chi phí lao động như cắt giảm nhân lực, giảm lương & quyền lợi,…nhưng hiệu quả nhất vẫn là cải thiện hiệu quả và nâng cao năng suất làm việc. Thông qua việc kiểm tra lại tất cả các quy trình sản xuất hiện tại để loại bỏ những công đoạn, quy trình không cần thiết gây tốn nhân sự, nguyên liệu, doanh nghiệp từ đó sẽ rút ngắn được quy trình và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đào tạo kỹ năng bổ sung cho nhân viên, giúp họ hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nguồn lao động chất lượng cao đang là xu hướng và được nhiều nhà tuyển dụng săn đón hiện nay.
3. Giảm chi phí nguyên vật liệu đầu vào
Nếu như trước đây, doanh nghiệp không chú trọng vào chi phí nguyên liệu đầu vào thì ngay bây giờ, hãy bắt tay vào kiểm tra lại toàn bộ đơn giá từng sản phẩm và nhà cung cấp. Theo dòng chảy của thị trường và xu hướng của người tiêu dùng, các mặt hàng sản phẩm ngày càng đa dạng và có khả năng thay thế chức năng lẫn nhau. Chính vì mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các hàng hóa mà doanh nghiệp có thể thay đổi nhà cung cấp để được mức giá tốt hơn cho cùng một loại nguyên liệu. Một giải pháp khác chính là tìm nguyên vật liệu thay thế cho nguyên vật liệu hiện tại với giá tiết kiệm hơn. Ngoài ra, việc cân nhắc, lựa chọn những nguyên vật liệu thực sự cần thiết để tránh lãng phí và mua hàng hóa số lượng lớn cũng là cách giúp doanh nghiệp giảm chi phí này đáng kể.
4. Giảm chi phí trên cao
Chi phí trên cao bao gồm các khoản chi phí liên quan đến việc vận hành nhà máy như chi phí xây dựng, tiện ích, cung cấp, lưu trữ, xử lý, đi lại, giám sát, quản lý. Khi tiến hành giám sát, kiểm soát lại các khoản chi phí này thường xuyên, doanh nghiệp sẽ phát hiện được những chi phí bị lãng phí và chưa phù hợp. Biện pháp lúc này là cần phải thiết lập bảng chi phí chi tiết và ngân sách cho từng hàng mục để dễ dàng kiểm soát chi phí và điều chỉnh.
Trên đây là 4 biện pháp mà HTDS muốn gợi ý đến các chủ doanh nghiệp, trưởng phòng sản xuất đang loay hoay trong việc tìm ra phương án tối ưu nhất để tiết kiệm chi phí sản xuất tối đa và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Đặc biệt, trong giai đoạn “bình thường mới” sau Covid-19, xu hướng đầu tư vào công nghệ, phần mềm quản lý sản xuất thông minh lại được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng, tìm hiểu về phần mềm tại đây.
Đừng ngần ngại liên hệ HTDS, đội ngũ chúng tôi sẽ có mặt tư vấn giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp bạn!
- Phone: 082-225-9095
- Email: contact@htsolutions.vn
- Địa chỉ: Tầng 4, Mitech Center, 75 đường 2/4, Phường Vĩnh Hoà, Nha Trang, Khánh Hoà
Minh Châu.