ba-yeu-to-chuyen-doi-so

Ba Yếu Tố Chính Quyết Định Sự Thành Bại Của Chuyển Đổi Số Doanh Nghiệp

Với tốc độ thay đổi chóng mặt trong xu hướng thị trường cùng hành vi người tiêu dùng, các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều đang chuyển mình thích nghi dần với chuyển đổi số. Chuyển đổi số bắt đầu trở thành yêu cầu bắt buộc và cấp thiết đối với các doanh nghiệp kể từ khi đại dịch Covid xuất hiện vào năm 2019. Covid đến và để lại nhiều hậu quả nặng nề như hàng trăm người lao động bị giảm quyền lợi, bị mất việc làm, nhiều doanh nghiệp tạm đóng cửa, doanh thu không có, thậm chí là phá sản.

Trước thách thức mà Covid mang lại, để thích ứng nhanh với thay đổi của môi trường, chuyển mình bứt phá và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu liên tục tăng lên về sản phẩm, trải nghiệm trên các kênh kỹ thuật số, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng tốc tìm hiểu, xây dựng và vận dụng phần mềm thông minh. Tuy nhiên, hành trình chuyển đổi số không bao giờ là dễ dàng đối với bất kỳ công ty nào bởi vẫn tồn tại nhiều trở ngại liên quan đến con người, chi phí và văn hóa. Và hơn trước hết, là bộ não của doanh nghiệp, việc nắm bắt rõ ba yếu tố quyết định thành bại của chuyển đổi số là vô cùng quan trọng, đó là: Con người, Thể chế và Công nghệ. Cùng HTDS tìm hiểu ngay qua bài phân tích dưới đây!

I. YẾU TỐ CON NGƯỜI

YẾU TỐ CON NGƯỜI

“Nếu một doanh nghiệp bắt đầu áp dụng công nghệ vào quy trình vận hành thì cơ bản được xem là thành công. Tuy nhiên, trọng tâm của chuyển đổi số không nằm ở công nghệ thông tin, mà nằm ở yếu tố CHUYỂN ĐỔI VỀ CON NGƯỜI, về tư duy và văn hóa của doanh nghiệp, tổ chức”, đây là lời khuyên mà ông David Lang – một chuyên gia về chuyển đổi số của Yellow Blocks đã phát biểu. Nếu nói trong ba yếu tố trên, yếu tố nào quan trọng nhất thì chắc chắn sẽ là CON NGƯỜI, bởi để vận hành được công nghệ thì phải cần đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Để thay đổi được yếu tố con người, cần phải tập trung vào sự thay đổi ba yếu tố sau.

1. Nhận thức

Nhận thức đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi nhận thức con người. Đầu tiên, cần phải có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chuyển đối số theo từng mức độ và vị trí, hiểu được tầm quan trọng và những lợi ích mà nó mang lại. Quan trọng nhất, chính là nhận thức về SỰ CẤP BÁCH hiện nay của chuyển đổi số. Chuyển đổi số không chỉ là bàn đạp giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển mà còn nâng cao được những kỹ năng 4.0 cho người lao động, giúp họ ngày càng phát triển và không lạc hậu với tốc độ phát triển nhân sự ngoài thị trường. Vì thế, việc nắm bắt rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân trong công cuộc chuyển đổi số doanh nghiệp là vô cùng cần thiết.

Một số lợi ích chung mà chuyển đổi số thành công sẽ mang lại cho doanh nghiệp:

  • Tiết kiệm thời gian ở tất cả quy trình
  • Giảm chi phí nhân công, quản lý và một số chi phí thất thoát khác
  • Cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất sản xuất
  • Tăng khả năng cạnh tranh và vị thế so với đối thủ 
  • Cải thiện sự hợp tác giữa các bộ phận trong công ty

2. Năng lực

Một sự thật mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều phải đối mặt, đó là THIẾU HỤT KỸ NĂNG, bao gồm cả kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Theo một khảo sát của Red Hat về Nghiên cứu xu hướng & ưu tiên CNTT toàn cầu cho thấy, khoảng cách về kỹ năng công nghệ thông tin đang là yếu tố ngăn cản doanh nghiệp chuyển đổi số. Vì tốc độ đổi mới của công nghệ thông minh là quá nhanh so với tốc độ rèn luyện và bổ sung những kỹ năng mới của người dùng (nhân viên). 

Có hai giải pháp, một là doanh nghiệp có thể tuyển dụng nguồn lao động chất lượng cao MỚI tốn nhiều chi phí, hoặc hai là đào tạo những nhân viên HIỆN TẠI với chi phí tiết kiệm hơn. Nếu tập trung phát triển nhân viên kỳ cựu, trung thành, phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hiện tại sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, không những đào tạo năng lực cho nhân viên mà mấu chốt quan trọng nằm ở BAN LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP. Chỉ khi người dẫn đầu có đủ tố chất, kiến thức và kỹ năng 4.0 mới dễ dàng lèo lái cả đoàn tàu đi trên đúng con đường chuyển đổi số. Một số kỹ năng quan trọng mà lãnh đạo doanh nghiệp cần bổ sung như kỹ năng tạo sức ảnh hưởng, kỹ năng tổ chức và điều phối công việc, rèn luyện tư duy linh hoạt và kỹ năng trí tuệ cảm xúc.

3. Văn hóa đổi mới sáng tạo

Tạo lập văn hóa mới, văn hóa của SỰ SÁNG TẠO là vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp đang muốn thực hiện chuyển đổi số hiện nay. Đối với nhân viên, bên cạnh việc không ngừng cập nhật kiến thức, kỹ năng mới, phải luôn sẵn sàng tinh thần luôn đóng góp những ý tưởng mới, sáng tạo trong quá trình làm việc. 

Đây cũng là lúc nhân viên và lãnh đạo NÓI KHÔNG với NGẠI THAY ĐỔI, dửng dưng với ý kiến sáng tạo của người khác hay làm đại khái cho xong việc. Sáng tạo không phải ngày một hay ngày hai đã làm được, văn hóa mới này cần được khuyến khích bởi bộ phận lãnh đạo, đồng thời tập trung xây dựng một môi trường làm việc tốt cũng là một giải pháp đáng suy ngẫm.

II. YẾU TỐ THỂ CHẾ

YẾU TỐ THỂ CHẾ

Thường những quy định, luật lệ, thể chế đều được thiết lập vào thời điểm bắt đầu vận hành doanh nghiệp. Tuy kỷ nguyên 4.0 xuất hiện sau này nhưng khi môi trường kỹ thuật số thay đổi cũng là lúc cần thiết để thay đổi thể chế doanh nghiệp. Song song với hành lang pháp lý của pháp luật nhà nước, mỗi doanh nghiệp đều nên thiết lập hệ thống quy phạm nội bộ gồm QUY CHẾ, QUY ĐỊNH VÀ QUY TRÌNH. Hệ thống này được xem là hành lang pháp lý rất quan trọng trong công tác quản lý điều hành, giúp các nhà quản lý ở tầm vĩ mô mà không phải can thiệp quá sâu vào công việc của từng người.

Trước khi tiến hành thực hiện chuyển đổi số, một trong những điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải rà soát lại chính là quy chế nội bộ để phát hiện những vấn đề hiện có và đề xuất những thay đổi phù hợp. 

Trong doanh nghiệp, văn hóa làm việc của nhân viên phụ thuộc ít nhiều vào hành lang pháp lý và trình tự thực hiện công việc. Vì thế, nếu tồn tại những quy định, nội quy, quy trình không có sẵn trong tổ chức, một ngày nào đó khi phát sinh vấn đề, nhân viên sẽ hành xử theo văn hóa cá nhân họ để phân biệt đúng, sai. Chính hệ thống quy phạm nội bộ sẽ điều phối hoặc giúp nhân viên trong doanh nghiệp tự động điều phối, điều chỉnh bản thân từ suy nghĩ đến hành vi và quy trình thực hiện công việc.

III. YẾU TỐ CÔNG NGHỆ

YẾU TỐ CÔNG NGHỆ

1.   Hạ tầng

Trong thời gian giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19 vừa qua, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã áp dụng cách thức LÀM VIỆC TẠI NHÀ (WORK FROM HOME) cho toàn bộ nhân viên. Nếu không có một cơ sở hạ tầng viễn thông, ICT hiện đại, chất lượng thì khó có thể đáp ứng được nhu cầu làm việc từ xa, học tập trực tuyến hay dịch vụ y tế từ xa. 

Việc này đòi hỏi sự đảm bảo đường truyền ổn định, hỗ trợ quá trình làm việc được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn. Vì vậy, sự chú trọng đầu tư về hạ tầng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp là vô cùng cần thiết để hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi số. Các yếu tố trong hạ tầng cần xây dựng đó là phần cứng, phần mềm, dữ liệu và viễn thông.

2.   Nền tảng công nghệ

Tận dụng trí thông minh nhân tạo, khai thác dữ liệu lớn để lựa chọn nền tảng, công cụ phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tiến gần hơn với sự thành công của chuyển đổi số. 8 ứng dụng, công cụ và nền tảng hỗ trợ cho hành trình kỹ thuật số của doanh nghiệp có thể kể đến: 

  • Di động (Mobile)
  • Internet vạn vật (IOT)
  • Bản sao kỹ thuật số (Digital Twin)
  • Công nghệ Robot (Robotics)
  • Đám mây (Cloud)
  • Trí tuệ nhân tạo (AI – Aritifical Intelligient)
  • Máy học (ML – Machine learning)
  • Thực tế tăng cường (AR) 
  • Sản xuất bồi đắp (Additive Manufacturing).

Công nghệ không phải là nhân tố quan trọng nhất nhưng là yếu tố không thể thiếu trong quá trình thực hiện chuyển đổi số. Tuy nhiên, chi phí đầu tư vào công nghệ là không hề nhỏ nên doanh nghiệp cần xem xét, lựa chọn những công nghệ, phần mềm thông minh phù hợp nhất với nguồn lực hiện có và mục tiêu chuyển đối số của tổ chức.

Dân gian có một câu phổ biến “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” cũng giống như CON NGƯỜI, THỂ CHẾ VÀ CÔNG NGHỆ là ba yếu tố quan trọng quyết định thành công hay thất bại trong hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Ba yếu tố này cần được chú trọng ngang nhau, đồng bộ và kết hợp hài hòa thì mới mang lại hiệu quả rõ rệt. Nếu nói con người là trung tâm, nhân tố chính thực hiện chuyển đổi số thì thể chế chính là yếu tố đầu tiên cần thay đổi và công nghệ được xếp ở cuối cùng.

Để được tư vấn chi tiết về các bước thực hiện chuyển đổi số theo từng nhu cầu doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay tới HTDS qua:

  • Phone: 082-225-9095
  • Email: contact@htsolutions.vn
  • Địa chỉ: Tầng 4, Mitech Center, 75 đường 2/4, Phường Vĩnh Hoà, Nha Trang, Khánh Hoà

Minh Châu. 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *